Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Dân Thái Lan mặc áo hồng, áo vàng cầu nguyện cho nhà vua

Người dân Thái Lan mặc hai màu hồng và vàng, được cho là màu tốt lành, cắm trại ngoài bệnh viện, cầu nguyện cho sức khỏe vua Bhumibol Adulyadej. 

Người dân mang theo ảnh, thắp hương cầu nguyện bên ngoài bệnh viện Siriraj ở Bangkok, nơi quốc vương 88 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch. Ông đã nằm viện nhiều năm ở đây. Họ đều mặc áo vàng hoặc áo hồng, màu sắc được cho là tốt lành, với hy vọng sức khỏe nhà vua sớm hồi phục, theo Straitstimes.
Trên mạng xã hội, những người không thể đến bệnh viện cầu nguyện đều chuyển ảnh minh họa thành màu vàng hoặc hồng kèm dòng chữ "kính yêu đức vua" hoặc "mong ngài sống lâu trăm tuổi", theo Channel News Asia.
Cung điện Thái Lan hôm qua thông báo sức khỏe quốc vương chưa ổn định và đang phải chạy thận nhân tạo và thở máy. Cả 4 người con của ông, bao gồm Thái tử Maha Vajiralongkorn, cũng vào thăm nhà vua.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej là nhà vua trị vì lâu nhất thế giới, đã trị vì Thái Lan trong 7 thập kỷ nhiều biến động. Sức khỏe của ông là mối quan tâm chung của người dân Thái Lan.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Bé trai Ấn Độ 10 tuổi bị nghi cưỡng hiếp bé gái 6 tuổi

Cảnh sát Ấn Độ đang tìm cách tạm giữ một bé trai 10 tuổi để điều tra với cáo buộc cưỡng hiếp một bé gái hàng xóm mới chỉ 6 tuổi.

Bé trai 10 tuổi ở Ấn Độ bị nghi cưỡng hiếp bé gái 6 tuổi. Ảnh minh họa: Hindustan Times.
Bé trai 10 tuổi ở Ấn Độ bị nghi cưỡng hiếp bé gái 6 tuổi. Ảnh minh họa: Hindustan Times.
Hindustan Times dẫn lời cảnh sát cho biết vụ việc xảy ra tối 19/8 tại khu Inchauli, quận Meerut, bang Uttar Pradesh. Bé gái 6 tuổi, con của một phu xe, sang nhà hàng xóm để xin nước. Cậu bé 10 tuổi gọi bé gái vào phòng riêng và có thể đã cưỡng hiếp em.
Gia đình bé gái lập tức chạy đến hiện trường khi nghe tiếng hét và phát hiện em đang chảy máu, theo cảnh sát. Nạn nhân được đưa đi kiểm tra y tế.
Cảnh sát mở cuộc điều tra theo đơn kiện từ gia đình nạn nhân. Họ đang tìm cách tạm giữ cậu bé để điều tra.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Nhà chồng thiêu sống con dâu 14 tuổi đang mang thai để trả thù

Thiếu phụ 14 tuổi đang mang thai người Afghanistan bị gia đình chồng tra tấn và thiêu chết nhằm trả thù bố đẻ cô.

nha-chong-thieu-song-con-dau-14-tuoi-dang-mang-thai-de-tra-thu
Ông Mohammad Azam đau đớn trước cái chết thương tâm của cô con gái mới 14 tuổi. Ảnh: AP
Theo ABC, Mohammad Azam cho biết Zarah, con gái ông, đã bị gia đình nhà chồng thiêu sống vào tuần trước và qua đời hôm 16/7.
Người cha 45 tuổi tiết lộ gia đình thông gia làm vậy để trả thù việc ông bỏ trốn cùng em họ của con rể từ hai năm trước. Nhà chồng Zarah định gả người em họ này cho ông Azam để trả nợ tiền xây nhà. Sau đó, chính họ phá vỡ hôn ước vì muốn tổ chức đám cưới cho cô với một người đàn ông khác giàu có hơn.
Ông Azam muốn đi tìm công lý cho con gái 14 tuổi. 
"Những kẻ gây tội ác phải được trừng trị thích đáng. Máu của con gái tôi sẽ không chảy vô ích", người cha nói.
Cái chết thương tâm của Zarah diễn ra tại một vùng hẻo lánh ở tỉnh Ghor. Đây là nơi thường xuyên xuất hiện các vụ việc liên quan đến bạo hành hoặc ném đá phụ nữ trẻ đến chết sau khi họ bị cáo buộc ngoại tình hoặc bỏ nhà ra đi.
Năm ngoái, ở thủ đô Kabul, cô gái Farkhunda Malikzada 29 tuổi bị đám đông đánh đến chết vì nghi oan đốt kinh thánh Koran. Vụ việc ngay lập tức gây chấn động thế giới về nạn bạo hành phụ nữ ở Afghanistan.

Hoàng tử đẹp trai Dubai đi tàu điện ngầm London

Hoàng tử Hamdan bin Mohammed Al Maktoum cùng Quốc vương Dubai ăn mặc giản dị, đi tàu điện ngầm ở thủ đô nước Anh. 

Hoàng tử Hamdan và Quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid trên một chuyến tàu điện ngầm ở London. Ảnh: Facebook
Hoàng tử Hamdan và Quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid trên một chuyến tàu điện ngầm ở London. Ảnh: Facebook
Hoàng tử đẹp trai Hamdan bin Mohammed Al Maktoum, một người yêu thích mạng xã hội, hôm nay chụp bức ảnh selfie khi đang ngồi trên tàu điện ngầm ở London, bên cạnh là Quốc vương Dubai, Sheikh Mohammed bin Rashid. 
Theo Mirror, các thành viên hoàng gia Dubai quyết định trải nghiệm hệ thống tàu điện ngầm nổi tiếng thế giới của London thay vì sử dụng một trong những chiếc xe hơi đắt tiền của họ để di chuyển trong thành phố. 
Cả hai người đều ăn mặc khá giản dị, với áo phông trắng, khác với những bộ áo Kandura truyền thống, dài đến mắt cá chân thường thấy ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). 
Thành viên hoàng gia Dubai thường xuyên đến Anh, trong đó Quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid hay được nhìn thấy trong các cuộc họp liên quan đến đua ngựa. Họ sở hữu một danh sách dài các bất động sản ở Anh, trong đó có bất động sản Longcross, trị giá 100 triệu USD, ở hạt Surrey, đông nam nước này. 
Quốc vương  Sheikh Mohammed bin Rashid là một trong những hoàng thân giàu nhất thế giới, với tài sản trị giá hơn 13 tỷ USD. 
Hoàng tử Hamdan với vẻ đẹp trai khiến chị em mê mẩn. Ảnh: Tumblr
Hoàng tử Hamdan với vẻ đẹp trai khiến chị em mê mẩn. Ảnh: Tumblr
Hoàng tử Hamdan, người nổi tiếng bởi vẻ điển trai, có niềm đam mê lớn thể thao, là con trai thứ hai của Quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid. Hiện tài khoản Twitter của hoàng tử có tới 1,8 triệu người theo dõi. 
Hoàng tử Hamdan bin Mohammed Al Maktoum từng theo học Học viện quân sự hoàng gia Sandhurst và sau đó là trường đại học Kinh tế London.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Những người đàn ông sống cuộc đời 'cún cưng'

Trên thế giới có một bộ phận người thích khoác lên mình bộ đồ cao su, sống thành bầy đàn, ăn uống sinh hoạt như loài chó và làm "cún cưng" dựa dẫm vào "chủ nhân".
Theo Guardian, trò chơi đóng giả cún cưng đã vượt ra ngoài cộng đồng BDSM và phổ biến hơn trong 15 năm qua nhờ Internet. BDSM là tên viết tắt tiếng Anh của nô lệ, thống trị, bạo dâm và khổ dâm.
Những người thích chơi trò này có thể là đàn ông thẳng hay đồng tính nam, thích mặc quần áo da, đeo mũ trùm, xích cổ, giả làm chó. Họ thích được gãi bụng, gãi tai, chơi đùa và dựa dẫm vào "chủ nhân" như một chó cưng thật sự.
"Không cần phải lo lắng về tiền bạc, thức ăn hay công việc", Tom, một kỹ sư người Anh làm việc trong nhà hát, người sống trong lốt cún cưng ở nhà cho biết. "Nó đơn thuần là cơ hội cho hai người dựa dẫm vào nhau theo cách đơn giản".
Năm nay, anh tham gia cuộc thi "Mr Puppy - Quý ngài Cún cưng" của châu Âu tổ chức ở thành phố Antwerp, Bỉ. Từ nhỏ Tom đã thích đeo vòng cổ chó đi ngủ, mặc quần áo da bó sát người. Khi trưởng thành, anh biết mình thuộc nhóm thích giả cún cưng thuộc cộng đồng BDSM. Tuy nhiên, việc làm một con cún cưng không hề dễ dàng.
Nếu không tìm được "chủ nhân", "cún cưng" sẽ luôn cảm thấy cô đơn, không người chăm sóc. Sau khi quen biết một người đàn ông tên là Colin, Tom chia tay với hôn thê Rachel và chuyển sang làm cún cưng cho chủ nhân Colin.
"Tôi không yêu Colin, nhưng tôi có được thứ mình muốn, đó là có người luôn ở đó vì tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều này", Tom nói.
nhung-nguoi-dan-ong-song-cuoc-doi-cun-cung
Tom thích mặc quần áo giả chó, ngủ trong chuồng. Ảnh: Telegraph
Còn đối với David, một người làm việc trong giới học thuật, đóng giả cún cưng là một lối thoát ra khỏi thế giới lý trí. 
"Cảm giác này không có lời nào diễn đạt hết", David nói. "Đó là một loại tiền lý trí, tiền ý thức. Nó là một không gian cảm xúc đầy bản năng. Bên trong một người giả chó vẫn là một con người. Đó là một phần bản sắc của tôi, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ. Tôi còn là người ăn chay, chơi đàn dương cầm, nuôi vẹt. Sáng nay tôi còn trồng cà chua nữa. Tôi có thể sống hàng tháng trời mà không cần đóng giả cún cưng".
Nhà tâm thần học Carl Jung cho rằng, nhóm đàn ông thích đóng giả cún cưng chỉ đơn giản muốn khám phá trực giác bản thân.
"Đúng thế", David nói. "Đóng giả cún cưng chính xác là một trò chơi". Theo anh, trò chơi giả làm một con cún dễ thương, đi qua đi lại ngoáy đuôi làm mọi người bật cười thú vị hơn và ít đáng sợ hơn so với việc quan hệ đồng tính nam. Mọi người cũng không quá khắt khe với hình ảnh "một con chó nhỏ có tai, có lưỡi, nghịch ngợm đùa giỡn xung quanh".
Đối với Kaz, một người giả cún khác, đây không chỉ là một trò chơi, mà nó thể hiện bản chất của con người.
"Hồi còn làm ở PC World (một công ty bán lẻ máy tính), thỉnh thoảng tôi lại tiến gần và cắn áo người khác", Kaz nói, cười to. "Thỉnh thoảng tôi cũng gặp rắc rối. Khách hàng tới PC sửa máy tính choáng khi thấy tôi ngậm linh kiện máy tính của họ trong mồm. Tuy nhiên, nhân viên ở đây biết tôi thích trêu chọc mọi người, họ không lấy đó làm lạ".
"Đóng giả chó làm tôi thấy cực kỳ thoải mái", Kaz nói. "Tuy nhiên, tôi thích dùng dao và dĩa ăn cơm trên bàn. Nếu không, việc ăn uống sẽ tốn rất nhiều thời gian, không có lúc nào mà xem tivi cả".
nhung-nguoi-dan-ong-song-cuoc-doi-cun-cung-1
Từ trái qua phải là Tom,Hexyc and Tibo. Ảnh: Channel 4
Kaz cho biết, thỉnh thoảng cũng có người tò mò về đời sống tình dục của cộng đồng người thích đóng giả chó. 
"Tôi thường bị hỏi những câu kỳ cục, kiểu như tôi có quan hệ với chó không", anh nói. "Tất nhiên là không rồi. Quan hệ giữa chúng tôi không phải lúc nào cũng xoay quanh tình dục. Chúng tôi chỉ thích ở bên nhau trong lốt chó, sinh hoạt như mọi người, hưởng thụ cảm giác ấm cúng của gia đình, có một nơi để ta trở về, có người chăm sóc ta".
Theo Tom, có thể đa phần mọi người không đồng tình với lối sống này. Nhưng anh cho rằng người ta nên chấp nhận thực tế là có lối sống như thế.
"Cũng giống như người đồng tính nam, người thẳng, người lưỡng tính, người chuyển giới, họ được biết tới và được chấp nhận", Tom  nói. "Điều tôi muốn là cộng đồng người giả cún cưng cũng được chấp nhận như thế. Chúng tôi không gây phiền hà nơi công cộng. Không ai nhận ra chúng tôi trên đường phố".

Nhận hơn 6 triệu USD bồi thường cho 27 năm ngồi tù oan

Một người đàn ông Canada hôm qua được bồi thường hơn 6 triệu USD do bị kết án oan và phải ngồi tù 27 năm.
Ông Ivan Henry. Ảnh: CTV News.
Ông Ivan Henry. Ảnh: CTV News.
Ivan Henry, 69 tuổi, đệ đơn kiện sau khi bản án đối với ông bị vô hiệu vào năm 2010. Trước đó, ông bị kết tội do liên quan đến 10 vụ tấn công tình dục, nạn nhân là 8 phụ nữ, trong thời gian từ năm 1981 đến 1982.
AFP dẫn lời Christopher Hinkson, Chánh án Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia, Canada, nói các công tố viên đã không thể đưa ra những bằng chứng quan trọng và "xâm phậm quyền được xét xử công bằng của ông Henry".
"Ông Henry lẽ ra có thể được tuyên trắng án trong phiên xử năm 1983", ông cho biết.
Theo Globe and Mail, luật sư bào chữa cho Henry đòi khoản bồi thường là 30 triệu CAD (gần 24 triệu USD), cho rằng cần phải gửi đi một "thông điệp mạnh mẽ". Tòa án sau đó quyết định bồi thường cho Henry 8 triệu CAD (hơn 6 triệu USD).
Số tiền từng bồi thường cho người bị kết án oan lớn nhất ở Canada là 10 triệu CAD. Số tiền này được trao cho David Milgaard, ngồi tù oan 22 năm vì liên quan đến một vụ tấn công tình dục và giết người nhưng ông không phải hung thủ, năm 1999.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của bé gái Pakistan

Để thoát khỏi tay Taliban và thực hiện ý nguyện trở thành vận động viên, Maria Toorpakai buộc phải đốt hết váy và cắt tóc ngắn giả làm con trai từ khi còn nhỏ.
cuoc-tron-chay-khoi-taliban-cua-be-gai-pakistan
Maria Toorpakai (ngoài cùng bên trái) giả trai để thực hiện ước mơ trở thành vận động viên. Ảnh: The New Day
Theo Mirror, nhìn ngọn lửa đang cháy rừng rực, Maria Toorpakai cầm kéo cắt phăng mái tóc dài, đen nhánh của mình. Trước đó vài phút, cô bé vơ hết tất cả váy áo đem đốt ở khu vườn sau nhà.
Trong trang phục của người anh trai, cô bé ném mớ tóc vào đống lửa.
Đó là một hành động quyết liệt đối với một bé gái còn rất nhỏ, nhưng sẽ dễ hiểu nếu bạn biết được số phận đang đón chờ các bé gái như Maria nơi cô sinh sống.
Maria sinh ra ở vùng South Waziristan, tây bắc Pakistan, quê hương của phiến quân Taliban. Vùng này giáp ranh với Afghanistan và được coi là "nơi nguy hiểm nhất trên thế giới". Ở đó, phụ nữ được coi là công dân hạng hai và các bé gái hiếm khi được ra khỏi nhà.
Nhờ vào hành động quyết liệt đó, Maria không chỉ thoát khỏi chế độ Taliban đã ám ảnh cô suốt thời thơ ấu mà còn trở thành một nữ anh hùng trong làng thể thao nước nhà.
"Ở quê hương tôi, phụ nữ hàng ngày phải nấu nướng và quét dọn. Bạn sẽ phải lặp đi lặp lại những việc như vậy từ sáng đến tối suốt 60 năm cuộc đời. Tôi không thể làm vậy. Tôi nhận ra điều đó kể từ khi còn nhỏ", Maria nói.
Trong suốt 10 năm kể từ khi lên 4, Maria đã cải trang làm con trai. Nhờ thế, cô bé có thể thoải mái chơi thể thao, điều mà các bé gái thuộc bộ tộc Pashtun không được phép làm.
Giờ đây, ở tuổi 25, cô trở thành vận động viên bóng quần đẳng cấp thế giới. Câu chuyện khó tin này được Maria kể lại trong cuốn sách của cô mang tên "A Different Kind of Daughter" (tạm dịch: "Con gái kiểu khác").
"Việc đạt đến đẳng cấp này trong thể thao đối với một cô gái là điều không thể, nhưng điều đó đã xảy ra", cô nói. "Các cô gái như tôi không được phép đi học. Tôi từng bị dọa giết và tấn công, nhưng tôi chưa bao giờ bỏ cuộc".
Maria phải cảm ơn cha mình vì đã giúp cô thực hiện ước mơ. Ngày ấy, thay vì phạt cô vì tội đốt hết váy áo, ông ôm cậu con trai mới vào lòng và đặt cho "cậu" cái tên Genghis Khan, nghĩa là Thành Cát Tư Hãn, vị chiến binh Mông Cổ vĩ đại.
cuoc-tron-chay-khoi-taliban-cua-be-gai-pakistan-1
 Maria hiện là vận động viên bóng quần số 1 Pakistan và xếp hạng 48 trên thế giới. Ảnh: Rachel Kennedy.
Ông Shamsul Qayum là một trong số ít tộc trưởng tin vào quyền bình đẳng nam nữ, nhưng quan điểm của ông không được nhiều người tán thành. Gia đình Maria thường xuyên phải di chuyển để giúp cô bé cải trang dễ dàng hơn. Ngay từ nhỏ, Maria đã nổi tiếng là khỏe chẳng kém gì võ sĩ.
Cô từng bị khâu 13 mũi sau một vụ ẩu đả và hiện vẫn còn vết sẹo.
"Một thằng cu ném viên gạch rất to trúng đầu tôi. Khi đó, tôi đang ăn mặc giống con trai nên tôi phải chấp nhận bị đối xử theo kiểu con trai, nhưng thà chịu bị khâu còn hơn mai này phải sống kiếp sống của phụ nữ bị đè nén", cô nói.
Lo lắng cho "con trai", bố cô quyết định cho cô theo học lớp cử tạ để cô có thể phát huy hết thể lực của mình.
Năm 12 tuổi, Maria tham gia giải cử tạ trẻ và giành chiến thắng. Trong vòng vài tháng, cô leo lên vị trí thứ hai ở Pakistan.
Nhưng Maria sớm chán môn thể thao này. Sau khi nhìn thấy sân tập bóng quần gần nơi luyện tập, cô nài nỉ bố mình cho theo học trường đào tạo bóng quần ở Peshawar.
Một lần nữa, ông Shamsul buộc phải che giấu giới tính thực sự của cô bé khi vị giám đốc cơ sở đào tạo yêu cầu giấy khai sinh để làm thủ tục nhập học cho Maria.
May mắn thay, vị giám đốc này đồng ý giữ bí mật và chấp nhận cho Maria vào học với thân phận một cậu con trai. Thậm chí, ông còn tặng cho cô bé cây vợt có chữ ký của cựu vô địch thế giới Jonathon Power, người sau này trở thành huấn luyện viên của cô.
Tuy nhiên, hai tháng sau, bí mật bị lộ và Maria bị đối xử thậm tệ.
"Tôi thường xuyên bị tra tấn về tinh thần. Tôi bị cô lập hoàn toàn. Khi ở cùng những người khác, tôi lại bị bắt nạt và rất hoảng sợ", Maria kể lại.
"Thật bất ngờ khi thân phận của tôi bị lộ. Tôi không chỉ bị ngược đãi mà còn có thể bị cấm chơi môn thể thao mà tôi yêu thích".
Thế nhưng, sự cô lập chỉ khiến Maria càng quyết tâm hơn. Cô tiếp tục giành chiến thắng tại một số giải trẻ cấp quốc gia.
Bước sang tuổi 15, cô trở thành vận động viên chuyên nghiệp, và thành công của cô nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của Taliban.
"Tôi là một cô bé cùng bộ lạc và dòng máu với họ, thế mà tôi lại được chơi bóng quần. Với họ, đó là điều không thể chấp nhận được", Maria nói.
Gia đình cô bắt đầu sống trong sợ hãi khi nhận được liên tiếp các cú điện thoại và mẩu giấy để lại trên xe ô tô của bố cô.
"Họ nói rằng việc tôi đang làm trái với đạo Hồi và dọa rằng gia đình tôi sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường nếu tôi còn tiếp tục", Maria nhớ lại. "Tôi cảm thấy lo sợ và có lỗi vì đã khiến gia đình rơi vào vòng nguy hiểm".
Để bảo vệ cô, người ta cho dựng các trạm kiểm soát an ninh quanh nhà cô và bố trí các tay súng bắn tỉa quanh trường nơi cô được huấn luyện.
Maria cho rằng nếu cô tiếp tục, Taliban có thể đánh bom sân tập và khiến nhiều người khác gặp nguy hiểm. Vì vậy, cô quyết định dừng lại.
"Đó là thời kỳ đen tối. Tôi bị xã hội ruồng bỏ, bị Taliban đe dọa và bị buộc phải từ bỏ môn thể thao mà tôi yêu thích. Dù tôi nỗ lực bao nhiêu, những gì mà tôi cố gắng đấu tranh để chống lại từ khi còn bé giờ sắp sửa xảy đến với tôi".
Nhưng Maria quyết không từ bỏ. Cô vẫn nỗ lực tập luyện 12 tiếng mỗi ngày một mình trong phòng ngủ.
cuoc-tron-chay-khoi-taliban-cua-be-gai-pakistan-2
Maria cùng vận động viên huyền thoại người Pakistan Qamar Zaman tại Thế vận hội Châu Á tổ chức tại Malaysia năm 2004. Ảnh: The New Day.
Suốt nhiều năm trời, Maria gửi hàng nghìn lá thư đến các trường đào tạo và câu lạc bộ bóng quần ở các nước phương Tây để có cơ hội tiếp tục chơi môn thể thao này.
Chỉ có duy nhất một người trả lời thư của cô. Đó là Power, người có tên ghi trên cây vợt của cô. "Giống như một điều kỳ diệu xảy đến với tôi", cô nói.
Tin tưởng vào người đàn ông mà con gái chưa biết gì nhiều, cha mẹ cô vét sạch số tiền họ có để mua cho cô vé máy bay một chiều đến Canada, nơi Power sinh sống. Chuyến bay khởi hành vào tháng 3/2011.
"Thú thực là tôi rất sợ. Tôi chẳng biết ai ở đó. Mà người ta thì chỉ biết rằng quê hương tôi là mảnh đất của khủng bố", Maria nói.
Nhờ sự huấn luyện của Power, Maria trở thành vận động viên bóng quần số một ở Pakistan và xếp hạng 48 trên thế giới. Mục tiêu của cô là trở thành nhà vô địch thế giới. "Điều đó sẽ xảy ra. Tôi tin vào khả năng của mình", Maria tự tin nói.
Cô đang ở với bố mẹ nuôi, nhưng một ngày nào đó sẽ trở về Pakistan.
"Thượng đế muốn tôi giúp những người phụ nữ thoát khỏi bóng tối và bước ra ánh sáng. Ngài muốn tôi lên tiếng để thế giới biết về nỗi đau mà những người phụ nữ ở đó phải chịu đựng. Ngài đã ban cho tôi lòng can đảm và ý chí để không bao giờ từ bỏ", cô cho biết.

Nghị lực của cô bác sĩ trẻ cụt chân ở Trung Quốc

Bị mất hai chân sau tai nạn ôtô lúc 4 tuổi, Li Juhong đã vượt lên nghịch cảnh để trở thành bác sĩ và phục vụ ở trạm y tế làng suốt 15 năm qua.
 
Li Juhong, 37 tuổi, hiện sống và làm việc tại làng Wadian, ngoại ô thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Sau vụ tai nạn năm 1983 khiến cô mất đi hai chân, Li quyết tâm trở thành bác sĩ để giúp đỡ mọi người. 
 
 
Để có thể đi lại, cô bé Li ngày đó phải dùng đến hai chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, đến năm 8 tuổi Li đã có thể di chuyển dễ dàng bằng hai chiếc ghế. 
 
 
Sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề, Li Juhong quay về làm việc tại trạm y tế làng Wadian từ năm 2001 cho đến nay. 
 
 
Trong 15 năm đi khám và thăm bệnh cho dân làng, Li đã sử dụng tất cả 30 chiếc ghế đẩu. 
 
 
Ngoài hai chiếc ghế đẩu là bạn đồng hành, chồng của Li cũng thường xuyên cõng cô đi thăm bệnh nhân. 
 
 
"Tôi có nhiều bất lợi so với mọi người. Nhưng tôi vẫn luôn tự nhủ với bản thân rằng, ông trời sẽ giúp đỡ những ai biết cách tự giúp đỡ mình, và lấy đó làm động lực để tiến lên phía trước", Li chia sẻ. 
 
 
Li đã điều trị cho khoảng 6.000 ca bệnh trong suốt 15 năm qua.
 
 
Cậu con trai 12 tuổi của Li cho biết, bản thân rất được khích lệ bởi nghị lực sống của mẹ. Cậu bé cũng bày tỏ mong muốn được trở thành một bác sĩ khi trưởng thành. 

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Trùm ma túy Guzman phẫu thuật tinh hoàn khi chạy trốn

Khoảng một tháng sau khi vượt ngục khỏi nhà tù ở Mexico, trùm ma túy Guzman cảm thấy đủ an toàn để thực hiện ca phẫu thuật cải thiện chức năng đàn ông tại bệnh viện.

sau-vuot-nguc-trum-ma-tuy-guzman-phau-thuat-cua-quy
Trùm ma túy bị bắt sau khi đi phẫu thuật của quý. Ảnh: Reuters
Business Insider dẫn báo Mexico Reforma cho biết vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, trùm ma túy Joaquin "El Chapo" Guzman đã cấy ghép tinh hoàn để cải thiện lưu thông máu và giảm bớt rối loạn cương dương, ảnh hưởng tới khả năng đàn ông.
Theo Carlos Loret - phóng viên báo Mexico Sin Embargokhoảng thời gian duy nhất trùm ma túy 60 tuổi này rời căn cứ an toàn trong 'pháo đài' của mình ở bang Sinaloa, Mexico là tới bệnh viện ở Tijuana, Mexico, thành phố biên giới nằm gần thành phố San Diego, Mỹ để làm phẫu thuật.
"Theo các nguồn tin hàng đầu trong Ủy ban An ninh Quốc gia Mexico, Guzman tới Tijuana để điều trị thẩm mỹ và cấy ghép một bộ phận giả. Công việc yêu cầu gây mê và phòng phẫu thuật", và không thể thực hiện được ở khu vực miền núi Sinaloa, Loret cho biết.
Ông nói rằng các nhà chức trách Mexico cũng tịch thu được thuốc nội tiết tố nam (testosterone), bơm tiêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và đơn thuốc giá trị hơn 4.000 peso (220 USD) kê nhiều loại thuốc "cải thiện sinh lý" tại ngôi nhà nơi trùm ma túy bị bắt hôm 8/1.
Sau ca phẫu thuật, Guzman có lẽ đã gặp gỡ diễn viên người Mỹ Sean Penn và nữ diễn viên người Mexico Kate del Castillo. Guzman theo đuổi và tán tỉnh nữ diễn viên trong thời gian dài, thường xuyên gửi tin nhắn như "Anh sẽ chăm sóc em" cho del Castillo.
Del Castillo đã giúp Guzman sắp xếp cuộc gặp với Sean Penn vào tháng 10. Tuy nhiên, dường như del Castillo không phải là đối tượng duy nhất thu hút sự chú ý của ông trùm ma túy.
sau-vuot-nguc-trum-ma-tuy-guzman-phau-thuat-cua-quy-1
Nữ diễn viên nóng bỏng Kate del Castillo. Ảnh: AP
El Universal trích nhiều nguồn tin tình báo cho biết, Giáng sinh năm ngoái, Guzman đã ở bên vợ hiện thời và các cô con gái, nhưng chỉ vài ngày sau ông ta lại đón năm mới cùng Lucero Guadalupe Sanchez Lopez - một nữ chính trị gia phe bảo thủ đảng Hành động Quốc gia (PAN) của Mexico.
Cơ quan điều tra cho biết Guzman đã đón năm mới cùng Lopez và người đứng đầu nhóm cận vệ "El Cholo" Ivan - bị bắt cùng Guzman tháng này tại Guamuchil, một thành phố ven biển Thái Bình Dương ở Sinaloa.
Đây không phải lần đầu Lopez dính líu tới Guzman. Hồi tháng 6/2015, một trong những luật sư của Guzman khẳng định cô này đã đến nhà tù Altiplano thăm trùm ma túy nhưng Lopez phủ nhận.
Guzman không phải trùm ma túy đầu tiên của Mexico đi phẫu thuật. Amado Carrillo Fuentes, trùm ma túy kiểm soát Juarez Cartel - một trong những tổ chức tội phạm lâu đời và quyền lực nhất Mexico, chết trên bàn mổ vào tháng 7/1997, khi đang phẫu thuật thay đổi khuôn mặt. Fuentes sinh năm 1956, có biệt danh là "Chúa tể bầu trời" vì chuyên sử dụng máy bay phản lực để vận chuyển ma túy.

Những người đầu tiên trúng số độc đắc 1,6 tỷ USD lộ diện

Cặp vợ chồng ở Tennessee sở hữu một trong ba tấm vé trúng thưởng giải xổ số gần 1,6 tỷ USD Mỹ hôm qua cho biết vẫn tiếp tục đi làm vì "không được phép ăn không ngồi rồi".
cap-doi-trung-doc-dac-my-hon-500-trieu-usd-van-tiep-tuc-di-lam
Bà Lisa (áo hồng) và ông John trong buổi trao giải. Ảnh: AP
Theo Reuters, ông bà John và Lisa Robinson sống ở thành phố Munford, bang Tennessee xuất hiện tại cuộc họp báo hôm qua ở văn phòng xổ số Tennessee cùng con gái Tiffany và chó cưng Abby.
Tổng giá trị giải thưởng là 1,58 tỷ USD, mỗi người chiến thắng được 528,8 triệu USD nếu chọn cách nhận tiền trả dần trong 29 năm. Tuy nhiên, vợ chồng ông bà Robinson chọn cách nhận tiền mặt trả một lần, trị giá 327,835 triệu USD trước thuế, theo Rebecca Hargrove, chủ tịch kiêm CEO của công ty xổ số Tennessee. 
"Chúng tôi sẽ nhận tiền một lần vì không dám đảm bảo tương lai thế nào", ông John nói. Họ sẽ dùng số tiền này trả khoản vay sinh viên cho hai đứa con, cũng như khoản vay thế chấp của mình, phần còn lại sẽ dùng để đầu tư. Họ vẫn sống tiếp trong căn nhà cũ, làm việc như bình thường ở khu ngoại ô Memphis của Munford.
"Nhà to đẹp nhìn cũng thích, nhưng mất công dọn dẹp", John Robinson nói. Tuần tới, ông sẽ quay lại làm tiếp công việc của mình ở một trung tâm phân phối còn vợ ông, bà Lisa vẫn sẽ tiếp tục làm việc trong một phòng khám da liễu.
"Đó là tất cả những điều chúng ta phải làm trong cuộc sống. Lao động. Không được phép ăn không ngồi rồi", John nói.
Ông nhớ đã mua tấm vé may mắn hôm 13/1, vài giờ trước khi giải Powerball quay thưởng. Bà Lisa đề nghị chồng mua xổ số trên đường đi làm về. Do đó, mặc dù hơi mệt, ông vẫn dừng chân ở siêu thị thực phẩm Naifeh để mua.
Về đến nhà, ông để bốn tấm vé ra ngoài, mỗi tấm đại diện cho một thành viên gia đình và đi chợp mắt. Vợ ông tiếp tục dán mắt vào màn hình tivi và nhảy cẫng lên khi phát hiện một trong 4 tấm đã trúng thưởng.
"Tôi chạy xuống hành lang la hét và khóc ầm lên", Lisa nói. "Tôi nói, 'Anh ơi, kiểm tra lại những con số này xem!' Ông ấy đang ngủ và nói, 'Cái gì cơ?'"
Sau khi nhìn kỹ tấm vé, ông muốn làm con gái Tiffany sống gần đó bất ngờ. Ông nhờ cô mang cho mình một ít thuốc đau đầu.
"Con bé nhờ người khác mang sang", John thở dài, kế hoạch thất bại và đành báo tin mừng cho con qua điện thoại. 
"Tôi nói 'Tiffany, chúng ta trúng xổ số rồi!' Nó nói, 'Không đời nào', Tôi nói 'Đúng thế đấy'", ông nhớ lại.
Sau đó ông tham khảo ý kiến của anh trai đang làm việc trong ngành tài chính, ông này đề nghị họ thuê luật sư. Đôi vợ chồng theo lời khuyên của luật sư đồng ý tới New York đêm 14/1 để lên sóng chương trình buổi sáng của đài NBC hôm qua. Với lý do chỉ được ngủ một tiếng trong vòng 48 giờ qua, cả hai xuất hiện trong họp báo trong chốc lát rồi lui về nghỉ ngơi.
Chủ nhân hai tấm vé chiến thắng khác được bán ra ở California và Florida chưa tới nhận thưởng. Theo quy định của giải xổ số, người chiến thắng có một năm để đến nhận thưởng. Ba tiểu bang có người trúng thưởng đều quy định phải công khai tên tuổi, theo trang web của Powerball.